Tướng Westmoreland tuyên bố (tại Nam Cali tháng 9, 1995), vì mục tiêu chiến lược của Mỹ, nên ông ta không được tiến quân ra Bắc, không được phá đường mòn HCM[23]. Vậy đâu là mục tiêu chiến lược của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam?
Để trả lời câu hỏi trên người viết đã tìm kiếm tài liệu, đúc kết thành bài viết này để gửi đến người đọc hầu có chứng cớ dễ dàng đưa ra nhận định về vần đề mà Tướng Westmoreland nêu ra vào năm 1995. Nhưng trước khi bàn đến đề tài trên, người viết xin bổ túc thêm thông tin về câu hỏi đã nêu “Ai ra lệnh rút quân khỏi Pleiku-Kontum 1975”[1]. Các đoạn văn viện dẫn, được trích từ cuốn The Final Collapse của tác giả Cao Văn Viên.
Về nguyên nhân VNCH bị sụp đổ, trong cuốn The Final Collapse tác giả tường thuật khá chi tiết nguyên nhân xa gần dẫn đến sự thất bại của cuộc chiến Việt Nam, thí dụ như tin tức về hậu cần, thiếu thiết bị quân sự cung ứng cho chiến tranh, mà theo tác giả cũng là nguyên do đẫn đến sự thất bại. Và còn nguyên do nào khác dẫn đến việc VNCH bị sụp đổ hay không, xin đọc hết bài viết này với tài liệu dẫn chứng trích từ tài liệu Tối Mật Tòa Bạch Ốc, giải mật và công bố 2002, và The Pentagon Papers, tài liệu tối mật về chiến tranh Việt Nam được Bộ Quốc Phòng giải mật và công bố vào ngày 13 Jun. 2011 [2] sẽ rõ.
Một đoạn văn trong tác phẩm của Đại Tướng Viên viết:
“Không ai thấy rõ vấn đề hơn tổng thống Thiệu. Khi người khách cuối cùng của quốc hội Hoa Kỳ rời Việt Nam, tổng thống Thiệu biết ngay VNCH không còn hy vọng gì về khoản tiền 300 triệu quân viện phụ cấp. Tổng thống Thiệu cũng biết quân viện cho VNCH trong tương lai sẽ ít hơn chứ không thể nhiều hơn và tổng thống Thiệu dựa nhiều quyết định của ông vào những suy luận đó: những gì ông ta cương quyết từ chối hành động trong suốt hai năm qua, bây giờ ông phải làm. Tổng thống Thiệu quyết định tái phối trí quân đội dựa vào phần đất VNCH có thể bảo vệ được.
[...]
Với những quyết định có sẵn, ngày 11 tháng 3-1975 một ngày sau khi Ban Mê Thuột bị tấn công tổng thống Thiệu mời thủ tướng Trần Thiện Khiêm, cố vấn an ninh quốc gia, trung tướng Đặng Văn Quang và tác giả đến dinh tổng thống để ăn sáng và bàn luận. Sau khi bữa ăn được dọn ra và các người hầu rời bàn, tổng thống Thiệu lấy ra một bản đồ nhỏ và bắt đầu cuộc thảo luận với những tường trình về tình hình chiến sự mà ba người khách đã hoàn toàn tường tận. Nói xong về tình hình chiến sự, tổng thống Thiệu đi ngay vào vấn đề với quyết định:
“Với khả năng và lực lượng chúng ta đang có, chắc chắn chúng ta không thể bảo vệ được tất cả lãnh thổ chúng ta muốn bảo vệ. Như vậy, chúng ta nên tái phối trí lực lượng và bảo vệ những vùng đông dân, trù phú, vì những vùng đất đó mới thật sự quan trọng.”[3]
Trong cuốn sách The Final Collapse có thuật lại hai phiên họp trước khi rút quân khỏi Pleiku và Kontum. Đó là phiên họp ngày 11 tháng 3 năm 1975, xác nhận có sự hiên diện của TT Thiệu, TT Khiêm, Tướng Quang và Tướng Viên, coi như đó là phiên họp trù bị. Còn phiên họp tại Cam Ranh ngày 14 tháng 3 năm 1975, có ghi (đoạn này).
Có nghĩa là các nhân vật có mặt trước đó 3 ngày thời đều tháp tùng Tổng Thống Thiệu đến họp tại Cam Ranh ngày 14.3.1975[4]
Với phần trích dẫn bổ túc tin tức của Tướng Viên nêu trên hy vọng vần đề khá rõ rệt, ai phải chịu trách nhiệm về vụ ra lệnh rút quân, và Thủ Tướng TT Khiêm biết hay không biết việc rút quân tưởng đã sáng tỏ, người viết bài xin nhường bạn đọc thẩm định. (Cuốn sách của Tướng Viên nêu trên phát hành 1983).
Về tinh thần chiến đấu… tác giả Cao Văn Viên nhận định:
“Nghĩ lại việc đã qua, câu hỏi là miền Nam có sống sót nếu chúng ta không áp dụng kế hoạch tái phối trí lực lượng quân sự hay không. Bây giờ nói thì sự đã rồi, nhưng tác giả tin miền Nam có nhiều cơ hội hơn nếu không thực hiện tái phối trí. Tinh thần chiến đấu của quân đội VNCH và nhân dân bị hủy diệt là kết quả trực tiếp của kế hoạch tái phối trí. Không có kế hoạch đó, có lẽ quân đội của chúng ta không tan rã nhanh như vậy.”
Nhưng có tinh thần chiến đấu mà không có phương tiện thì…
“Đó là cái nhìn về phương diện quân sự trong giai đoạn ngắn hạn. Sau Ban Mê Thuột tác giả nghĩ CSBV sẽ làm áp lực để có được một chánh phủ liên hiệp; và tổng thống Thiệu có thể chấp nhận. Nhưng dù chuyện đó có xảy ra, đó chỉ là một hoàn cảnh hòa hoãn tạm bợ nhất thời: cộng sản sẽ tiếp tục tìm cách lấy thêm đất qua chiến thắng quân sự để bắt VNCH nhượng bộ thêm về chính trị. Liệu VNCH có chịu nỗi những áp lực đó trong một thời gian dài hay không” Tác giả nghĩ câu trả lời sẽ tùy thuộc vào số quân viện của Hoa Kỳ cung cấp cho VNCH. Một sự thật không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6-1975 nếu không nhận được số quân viện phụ trội. Và một quân đội sẽ không thể nào chiến đấu nếu không có những trang bị cần thiết để chiến đấu.”[3]
Phương tiện phục vụ cho quân đội thì lại bị lệ thuộc vào nước ngoài, vì VNCH không có khả năng tự lực… Trong khi đó thì Quốc Hội Mỹ cắt ngân khoản viện trợ quân sự… Đoạn văn Tướng Viên viết về khả năng quân đội VNCH còn cầm cự nổi trong ngắn hạn nếu không triệt thoái Pleiku và Kon tum, nhưng trong dài hạn thì cần có viện trợ quân sự từ phía Mỹ. Điều này phù hợp với ước tính tình báo cuả viên chức DIA, là nếu có đủ phương tiện quân sự thì quân Bắc Việt khó có thể mở cuộc tổng tấn công trong thời gian khoảng 6 tháng tới.
Nguồn: Michael B. Petersen / DIA
Đoạn văn trên được trích từ cuốn The Viet Nam Cauldron[5] của Michael B. Petersen do cơ quan Tình Báo Quân Đội Mỹ công bố năm 2012. Trong tài liệu này cũng bàn về sự cắt giảm viện trợ cho VNCH phù hợp với những chi tiết mà Tướng Viên nêu ra.
Còn nguyên nhân nữa làm Sàigòn thất thủ là sự rút quân đội Mỹ ra khỏi VN thể theo yêu cầu cuả Trung Cộng vì quyền lợi chung của hai nước Mỹ – TQ. Điều này được ghi lại trong biên bản phiên họp giữa TS Kissinger và Thủ Tướng Chu Ân Lai ngày 9 tháng 7 năm 1971: đoạn văn trên trích trong các biên bản chuyến đi TQ của TS Kissinger năm 1971. (Trích tài liệu Tòa Bạch Ốc)[6]
Sang năm 1972, Tổng Thống Nixon chính thức thăm TQ, và biên bản phiên họp giưã Tổng Thống Nixon và Thủ Tướng Chu có đoạn ghi:
Tổng Thống Nixon cũng nhắc lại lời đề nghị của Thủ Tướng Chu là sớm giải quyết vấn đề VN, và rằng vần đề VN sẽ không còn chia rẽ hai nước… (Trích tài liệu Tòa Bạch Ốc)[7].
Ngoài ra còn một lý do rút quân Mỹ khỏi VN, đó là:
Về phía Trung Quốc coi vấn đề VN không quan trọng bằng vần đề Liên Xô, Thủ Tướng Chu muốn biết quan điểm của Mỹ đối với Liên Xô… Trả lời về vấn đề Liên Xô, Tổng Thống Nixon cho biết nếu tiếp tục chiến tranh thì lợi thế sẽ nghiêng về phía Liên Xô, vì Liên Xô muốn Mỹ xa lầy tại VN. (Trích tài liệu Tòa Bạch Ốc)[8]
Về chuyện Mỹ-Trung hợp tác chống Liên Xô
Vào năm 1979 Ông Đặng Tiểu Bình đi Mỹ, Ông ta hô hào chống Liên Xô, kêu gọi Mỹ hợp tác “trói con gấu Bắc cực”, và có đoạn ghi trong cuốn Mưu Lược Đặng Tiểu Bình như sau:
“Trong tình hình không có hy vọng hòa hoãn với Liên xô, Đặng không thể không kế thừa chiến lược quốc tế của những năm cuối đời Mao Trạch Đông: Liên hiệp với Mỹ để cùng ngăn chặn dã tâm bành trướng của Liên xô. Phương pháp này quả nhiên đem lại hiệu quả. Qua việc Đặng sang thăm Mỹ đầu năm 1979, Liên xô giữ thái độ im lặng khi Trung quốc dạy bài học cho Việt Nam.”[9]
Cho nên có thể nói, chiến tranh tại Việt Nam có ảnh hưởng đến sự tan rã cuả khối Xô Viết 1989, và có thể coi đây cũng là mục tiêu chiến lược của Mỹ khi đem chiến tranh chống giải phóng (Counter – Insurgency Program – CIP) [10] vào Việt Nam năm 1961 nhằm chống Liên Xô, vì trước đó, năm 1960 Liên xô đã chọn VN để phát động chiến tranh giải phóng[11] như tài liệu The Pentagon Papers[12] được Bộ Quốc Phòng Mỹ giải mật 13/6/2011 đã phơi bày. (Mặt Trận DTGPMNVN ra đời 20/12/1960).
Một yếu tố khác liên quan đến tiêu đề tưởng cũng nên ghi lại để rộng đường dư luận. Phía Mỹ đã hai lần từ chối không ký kết thỏa ước quân sự hỗ tương (Mutual Defense Treaty) với VNCH. Lần đầu vào năm 1957[13] Lý do từ chối phía Mỹ viện cớ vì VNCH đã nằm trong khối SEATO – Thế nhưng, Phi Luật Tân là nước cũng nằm trong khối SEATO[14] thì Mỹ lại ký kết Mutual Defense với nước Phi ngày 30/8/1951[15]. Ngoài ra Mỹ cũng ký kết Thoả Hiệp Quân Sự Hỗ Tương với các nước khác trong vùng như Nam Hàn, Nhựt Bản và Đài Loan [16]; Và lần thứ hai vào năm 1961 VNCH nhắc lại yêu cầu Mỹ ký Thỏa Hiệp Quân Sự[17], và VNCH chỉ muốn nhận viên trợ quân sự, mà không muốn Mỹ đưa quân đội Mỹ vào Việt Nam [18]. Kết cuộc dẫn đến cuộc đảo chánh 1963, và Chính Phủ kế nhiệm đã chấp thuận cho Mỹ đưa quân vào Việt Nam để Mỹ thực hiện chiến lược CIP. Điều này phù hợp với Counter – Insurgency Program của Mỹ đề ra 1961, chứng tỏ rằng Mỹ chỉ xử dụng VNCH như là chiến trường nhằm chống Liên Xô qua chiến tranh giải phóng do Liên Xô khởi xướng (1960).
Sau 48 năm kể từ ngày lật đổ Chính Phủ Ngô Đình Diệm (1963), ngày 13/6/2011 phía Bộ Quốc Phòng Mỹ cho công bố tài liệu tối mật về chiến tranh Việt Nam đã chính thức thừa nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc đảo chánh 1963, và còn thừa nhận “việc lật đổ Chính phủ Diệm đã làm tăng trách nhiệm của chúng ta là đã can dự vào sự hình thành nên một nước Việt Nam mà thực chất là không có người lãnh đạo”[19]. (Ngoài ra, còn một yếu tố về vụ lật đổ chế độ Đệ I VNCH, theo CIA, Ông Nhu đề ra “giải pháp” Bắc – Nam 1963[20]. Nếu giải pháp Bắc-Nam thành hiện thực thì CIP program của Mỹ dùng VN để chống Liên Xô sẽ không thể áp dụng được, vì Chính phủ Diệm chống việc đưa quân đội Mỹ vào VN, và tự tìm đường lối hòa giải với miền Bắc để chấm dứt chiến tranh).
Nay thì nền Đệ I và Đệ II VNCH đã sụp đổ, người viết xin ghi lại câu nói của ông Ngô Đình Nhu trước khi bị sát hại (1963), “… bởi vì ông ta (Ngô Đình Diệm) từ chối là một chính phủ bù nhìn.” (parce qu’il refuse d’être un gouvernement puppet)[21] và tuyên bố từ chức của TT Thiệu (1975): “…thất hứa, thiếu công bằng, thiếu tín nghĩa, vô nhân đạo, đốt một đồng minh đang chịu đau khổ …” [22] để suy xét về số phận của một nước nhược tiểu.
Đào Văn
Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.
[1] Ai ra lệnh rút quân khỏi Pleiku-Kontum 1975, Tướng Phú hay TT Thiệu và tài liệu CIA (2009) viết gì về vụ này?
[2] Tài liệu bị báo chí phanh phui 1971 nhưng không đầy đủ. Toàn bộ tài liệu The Pentagon Papers được giải mật và công bố vào ngày 13 Jun. 2011 và lưu bản văn tại Văn khố quốc gia online: http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/
[3] – Trích trong bản dịch cuốn sách cuả tác giả Cao Văn Viên, do Nguyên Kỳ Phong dịch, đây là phần trích đoạn Những Ngày Cuối Cua VNCH đăng trên tờ Viet Báo vào năm 2008, (và toàn bản dịch cuốn: Những Ngày Cuối của VNCH – Nguyên tác- The Final Collapse).
[4] Trích trong The Final Collapse do Trung Tâm U S Army Center Military History đã post online, tuy nhiên khi vô link này thời phải download sách hơi mất công, cho nên để tiện lợi cho bạn đọc tham khảo, người post bài đã upload sách vô đây The Final Collapse, Gen Cao Van Vien. Cũng xin nói thêm, nếu bạn đọc muốn tìm sách về chiến tranh VN thì vô link sau, ghi tên sách hay tên tác giả: http://www.history.army.mil/catalog/search.html, thí dụ: ghi chữ Cao Van Vien thời sách của tác giả sẽ hiên ra và download xuống…, hoặc ghi chữ Vietnam War thời môt số sách cuả các Tướng Mỹ khác sẽ hiên ra – hiên nay trong trang web của Quân Sử Hoa Kỳ online chỉ mới có sách của Tướng Viên – Trong khi hiện nay có một số Tướng lãnh VN cũng viết sách nhưng không tìm thấy trong trang Quân Sử online này.)
[5] Michael B. Petersen, The Vietnam Cauldron Defence Intelligence in the War for South East Asia, DIA (2102)
[6] Tài liệu Tối Mật Tòa Bạch Ốc: TL.1 và các tài liệu khác liên quan: TL. 2,TL. 3
[7] Tài liệu Tối Mật Tòa Bạch Ốc: TL 1 – Feb. 22, 72
[8] Tài liệu Tối Mật Tòa Bạch Ốc TL 1-Feb. 22, 72 và các biên bản khác liên quan đến chuyến đi TQ của TT Nixon 1972, xin post tất cả ra đây để bạn đọc tiện bề tham khảo:TL-2-Feb. 23.72, TL.3-Feb. 24.72, TL.4-Feb.23.72
[9] Muu Luoc Dang Tieu Binh – chương 7.
[10] (The Kennedy Counter Insurgency Program) The problems of dealing with Moscow were far more pressing than those related to Vietnam. A feeling that America’s position in the world had been eroded by the USSR prevailed; Kennedy was particularly determined to regain American strength, prestige and influence. Anything which could be construed as American weakness vis-a-vis the USSR was to be avoided. This affected policy toward Vietnam.
[Trích đọan trong: The Kennedy Counterinsurgency Program - Pentagon Papers - p.IV.B.1 - trang 1 - số bên góc trái là trang 10/197) (công bố 2011)]
[11] In November 1960, the Moscow Conference of Communist and Workers’ Parties of Socialist Countries once again declared its support of the sort of “just” war the DRV intended to prosecute. The United States was identified as the principal colonial power, and the right and obligation of communist parties to lead struggles against colonial powers was detailed. By the time Khrushchev cited that Declaration in his “wars of national liberation” speech, the “liberation war” for South Vietnam was nearly a year and a half old. (Trích đọan trong: Origins of the Insurgency – Pentagon Papers,p.IV.A.5 – trang 30 – số bên góc trái là trang 34/373) (công bố 2011)
[12] The Pentagon Papers (DoD released 13.Jun.2011 – Full version), (open coi ngay mục lục, sau đó muốn coi từng chương thì download)
[13] VNCH xin ký Thỏa Hiệp Quân Sự: 1957
[14] South East Asian Treaty Organization
[15] Mutual Defense Treaty với nước Phi Luật Tân
[16] Nam Hàn, Nhật Bản, và Đài Loan
[17] Oct. 1961 Taylor Mission to Vietnam. On the 18th, Diem said he wanted no U.S. combat troops for any mission. He repeated his request for a bilateral defense treaty, more support for ARVN and combat-support equipment (helicopters, aircraft, etc.) [Trích đọan trong: The Kennedy Counterinsurgency Program - Pentagon Papers - p.IV.B.1- trang 14, số bên góc trái là trang 23/197) (công bố 2011)]
[18] [Trích đọan trong: The Kennedy Counterinsurgency Program - Pentagon Papers - p.IV.B.1 - trang vi, số bên góc trái là trang 8/197) (công bố 2011)]
1961 (The Kennedy Counter Insurgency Program) – Negotiations with Diem came to an end in May, not because the issues had been resolved, but because the U.S. decided to forget trying to pressure Diem for a while and instead try to coax him into reforming by winning his confidence.
- – -
Consequently, the U.S. bargaining position was feeble. Further, Gaibraith at least, and probably others, advised Kennedy that there was not much point to bargaining with Diem anyway, since he would never follow through on any promises he made. (Galbraith favored promoting an anti-Diem military coup at the earliest convienient moment.) Kennedy ended up settling for a set of promises that fell well short of any serious effort to make the aid program really contingent on reforms by Diem. Since the war soon thereafter began to look better, Kennedy never had any occasion to reconsider his decision on combat troops; and no urgent reason to consider Galbraith’s advice on getting rid of Diem until late 1963.
[19] [Trích đoạn trong The Pentagon Papers: Overthrow of Ngo Dinh Diem--IV-B-5-1 - Released 13 Jun. 2011 - số trang viii, hay là 12/126]
For the military coup d’etat against Ngo Dinh Diem, the U.S. must accept its full share of responsibility. (Về cuộc đảo chánh lật đổ Ngô Đình Diệm, chính phủ Mỹ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Từ Tháng 8 – 1963, chúng ta đã ban hành nhiều biện pháp, nhằm cho phép, tán thành, khuyến khích các tướng lãnh người Việt đứng ra làm cuộc đảo chánh và chúng ta hứa hẹn sẽ hoàn toàn hậu thuẫn một Chính phủ kế nhiệm. Tháng 10-1963 chúng ta trực tiếp cự tuyệt và cắt đứt viện trợ dành cho Diệm, bật tín hiệu đèn xanh cho phe tướng lãnh. Chúng ta kín đáo duy trì liên lạc với phe đảo chánh xuyên suốt quá trình từ lúc lên kế hoạch cho đến khi tiến hành cuộc đảo chánh, chúng ta đã duyệt kế hoạch hành động của họ và đề ra thành phầntân chính phủ. Cho nên, sau 9 năm cầm quyền của Chính phủ Diệm đã bị chấm dứt bằng sự đổ máu. Vì thế, sự đồng lỏa của chúng ta trong việc lật đổ Chính phủ Diệm đã làm tăng trách nhiệm của chúng ta là đã can dự vào sự hình thành nên một nước Việt Nam mà thực chất là không có người lãnh đạo) “ For the military coup d’etat against Ngo Dinh Diem, the U.S. must accept its full share of responsibility. Beginning in August of 1963 we variously authorized, sanctioned and encouraged the coup efforts of the Vietnamese generals and offered full support for a successor government. In October we cut off aid to Diem in a direct rebuff, giving a green light to the generals. We maintained clandestine contact with them throughout the planning and execution of the coup and sought to review their operational plans and proposed new government. Thus, as the nine-year rule of Diem came to a bloody end, our complicity in his overthrow heightened our responsibilities and our commitment in an essentially leaderless Vietnam.”
[20] [Trích đoạn trong CIA: Giải pháp hoà giải Bắc - Nam 1963 - trang 2-đoạn 2- tài liệu giải mật 2001]
Theo CIA: Hai ông Diệm, Nhu, ngoài việc chống đưa quân đội Mỹ vào Việt Nam, còn tự ý liên hệ với miền Bắc nhằm đề nghi một giải pháp hoà giải… “Do đó, ở một thời điểm nào đó, họ có thể tìm ra một giải pháp chung sống với miền Bắc, do họ tin rằng giải pháp hòa giải với những người cùng một dân tộc vẫn hay hơn là cúi đầu trước áp lực của ngọai bang (Mỹ) (They might at some juncture seek to work out a modus vivendi with the North, out of belief that a deal with kindred peoples was better than submitting to foreign (US) pressures.)
[Trích đoạn trong: CIA: Giải pháp hoà giải Bắc-Nam 1963 - trang 2, đoạn 3) (Bản văn thiết lập ngày 14.9.1963 và cuộc đảo chánh ngày1.11.1963 - giải mật và công bố Apr. 2001]
Cho nên, việc hai ông Diệm, Nhu tự ý đi tìm thỏa hiệp với miền Bắc được coi như là chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài chôn vùi chế độ Đê I VNCH bởi… các tướng lãnh Miền Nam VN… “ If it became known that Diem and Nhu seriously intended to seek an accommodation with the North, this might well precipitate a coup attempt by certain South Vietnamese military leaders.”
[21] – Video clip: Ông Ngô Đình Nhu lên tiếng về các vụ biểu tình 1963. Nguyên văn lời tuyên bố của ông Nhu trong video trích dẫn:
“l’affaire bouddhiste et l’affaire des étudiants ont été montées de toutes pieces et répercutées de facon orchestrée et puissante pour intoxiquer l’opinion interieure comme l’opinion internationale contre le gouvernement du Sud Vietnam parce que ce gouvernement combat le communisme et parce qu’il refuse d’être un gouvernement puppet.”
[22] – Video clip: Diễn văn từ chức của TT Nguyễn Văn Thiệu, 21.4.1975
[23] – Tướng Westmoreland có đến Nam Cali và dành cho đài Radio Little Sàigòn phỏng vấn V/v Tết Mậu Thân 1968 – và v/v tiến quân ra Bắc, do Việt Dũng phỏng vấn 9/1995 và bài phỏng vấn loan trên báo Hồn Việt 10/1995:
Tướng Westmoreland: Chúng tôi đã biết trước cuộc tổng công kích sẽ xảy ra. Và tôi sẽ thú tội với mọi người khi nghĩ lại, là tôi đáng lý ra đã phải loan báo những tin tức này đến mọi người. Và tôi biết rất rõ ràng những chi tiệt. Tôi biết biết rõ ràng khi nào họ sẽ tấn công, và tôi cũng có đầy đủ những chi tiết để tiên đoán hậu quả của cuộc tấn công này.
Đây là con đường tiếp tế huyết mạch của miền Bắc vào Miền Nạm. Không may cho chúng ta Ông Averell Harriman là một người rất có uy tín trong thời gian đó, và có thời gian từng giữ chức vụ phụ tá Tổng Trưởng Ngoại giao, và là cố vấn của Tổng Thống. Ông Averell rất là cứng rắn khi cho rằng cuộc chiến không được lan rộng ra khỏi lãnh thổ miền Nam và điều này đã trở thành chủ trương của Hoa Kỳ trong suốt thời gian tham gia cuộc chiến tại miền Nam, là chúng ta không phát triển cuộc chiến ra ngoài phạm vi lãnh thổ này. Chúng tôi đã có những cuộc xâm nhập bí mật vào đường mòn HCM và tấn công những đơn vị Bắc Việt dùng con đường này để tiếp tế cho Miền Nam, nhưng chúng tôi không bao giờ được quyền đế cắt đứt con đường này dù chúng tôi dư sức làm điều đó, vi` con đường này là mạch sống của địch quân và việc cắt đứt con đường này sẽ giảm thiểu các chiến lược của chúng tôi rất nhiều.
Câu hỏi: Vậy đâu là mục tiêu chiến lược của Mỹ khi mở chiến tranh chống giải phóng (CIP) tại Việt Nam? Để trả lời cho câu hỏi này người viết bài đã đi sưu tầm tài liệu và đúc kết thành bài viết trình bầy nêu trên.
No comments:
Post a Comment